Không chỉ trong ngôn ngữ, dấu ấn văn hóa của cộng đồng người Hoa rộng khắp ở các thị tứ của Nam kỳ. Từ các món ăn quen thuộc: Hủ tíu, bánh bao, Lẩu, Bánh bò, Dầu Chá Quẩy, bánh pía…v..v đến các tục lệ thờ cúng Bà Thiên Hậu, Ông Quan Đế, Ông Địa, Ông Tử Vi cho đến những công trình kiến trúc đô thị đều thấy dấu ấn của di dân Hoa Kiều.
Những năm đầu thế kỷ XX, xã hội Nam kỳ đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Người Việt đã tích lũy được tri thức, kinh nghiệm, lý luận để bắt đầu bắt nhịp được với xã hội kim thời. Tầng lớp trí thức, điền chủ, doanh chủ đã tự tin mà kết liên lại, cạnh tranh với người Pháp, người Hoa trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế trong bối cảnh Nam Kỳ thuộc địa ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với thị trường giao thương của khu vực và thế giới. Nhiều nhà tư sản đã thành công và để lại nhiều bài học kinh doanh quí giá.
Chuyến bay đầu tiên ở Đông Nam Á đã cất cánh tại Sài Gòn hơn 110 năm trước, chỉ 7 năm sau 4 chuyến bay của anh em nhà Wright. Chúng ta hãy cùng trở về quá khứ để tìm hiểu thêm về giai đoạn đầu của lịch sử hàng không Việt Nam tại Sài Gòn.
Bánh bao Ông Cả Cần trước năm 1975 có thể xem là một huyền thoại trong làng ẩm thực Sài Gòn. Bánh bao bên ngoài khô vỏ nhưng khi ăn, bên trong rịn ra chút nước thịt thơm ngọt.
Thuật ngữ Tôn giáo học (Science of Religion) xuất hiện lần đầu trong tác phẩm "Dẫn luận Tôn giáo học (Introduction to Science of Religion)" của Max Muller năm 1873. Nội dung tác phẩm chủ yếu là tập hợp 4 bài tiểu luận đã được ông trình bày trước đó tại Viện Nghiên cứu khoa học Luân Đôn năm 1870. Vậy Tôn Giáo học là gì?
Hủ tíu không chỉ là một món ăn ngon làm xoa dịu cơn đói của bạn mỗi khi chiều đến đêm về, nó còn phản ánh hành trình mà cộng đồng người Hoa di cư vào Việt Nam, sự giao thoa văn hóa Trung-Campuchia-Việt Nam, một lối kinh doanh vỉa hè phổ biến ở Việt Nam và cả thói quen ăn uống giữa các tầng lớp khác nhau trong xã hội.
Hơn một thế kỷ rưỡi qua, Sài Gòn đã chuyển mình từ một đô thị kiểu phương Đông trở thành thành phố - thương cảng sầm uất bậc nhất Đông Nam Á. Trong quá trình đó, những sản phẩm, những thói quen tiêu dùng đã dần ăn sâu vào các thế hệ thị dân. Có bao giờ, chúng ta tự hỏi, những thức giải khát quen thuộc với chúng ta hàng ngày như nước đá, bia, nước ngọt... đã có từ khi nào?
Sài Gòn, một địa danh trong ký ức, ngày nay đã không còn trên bản đồ hành chính. Tuy vậy, tên gọi này ngày nay vẫn quen thuộc với tất cả chúng ta. Trong nội dung bài học này, Sài Gòn dùng để chỉ 1 vùng đất “ký ức” với sự thay đổi về giới hạn hành chính trong các giai đoạn lịch sử.
Voucher giảm giá 10% (80.000đ) Echong Trip | Passage to Cho Lon 22.05
Passage to Cho Lon, là khóa-học-tập-điền-dã-9-giờ, khám phá không gian khu vực Chợ Lớn (cũ) với những hoạt động văn hóa-tín ngưỡng đặc sắc của cộng đồng người Hoa.